CHIA SẺ

Giới Thiệu



Cây Cóc Thái

Tên phổ thông : Cóc Thái
Tên khoa học : Spondias Mombin L
Họ thực vật : Anacardiaceae (Họ Xoài/Đào lộn hột)
Nguồn gốc xuất xứ : Trung Mỹ
Phân bổ ở Việt Nam: Rộng khắp, đặc biệt là các tỉnh phía Nam.

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán , lá: Cóc Thái thuộc loại cây thân mộc, mọc nhanh, phân nhánh nhiều, cành giòn dễ gãy. Đặc biệt, Cây tuy nhỏ, chỉ cao từ 1,5 đến 2 mét nhưng tàn nhánh sum suê, trái ra quanh năm. Lá thuộc dạng lá kép, lẻ, to, dài khoảng 20-60 cm, mọc ở ngọn nhánh. Lá mang 7-12 đôi, lá chét dài 6-10 cm, hình thuôn tròn. Mép lá có răng cưa.

Hoa, quả, hạt: Hoa mọc thành chùy to, lớn hơn lá, có thể dài đến 30 cm, chùy mang ít hoa thường thòng xuống. Hoa nhỏ, màu trắng, có 10 nhị. Quả có hình trứng hay hình bầu dục, da ngoài màu xanh lục, dày nhưng mềm. Quả mọc thành chùm từ 2-12 quả. Khi quả còn non, ăn rất giòn, nhưng khi quả già và chín thì thịt quả mềm, có vị chua ngọt. Đặc biệt, quả Cóc Thái có hạt lép hoặc không hạt nên càng được ưa chuộng.

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với: Cây dễ thích nghi với nhiều loại đất, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao. Bà con có thể trồng trên đất ruộng, đất vườn có bờ bao không ngập nước hoặc trồng xen canh với các loài cây ăn trái khác.

Cóc Thái cho quả rất sớm, quả có vị chua giòn ,có thể ăn sống. Đây là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể chế biến nhiều món khác như nước ép, mứt, hay gỏi Cóc.




Trái Cóc Thái